Cùng sinh viên PTCĐ Cần Thơ học tiết Văn: "Câu cá mùa thu" theo một cách rất khác

14:15 27/05/2021

Văn học trung đại vốn là thời kỳ văn học sản sinh ra những tác phẩm thấm đẫm triết lý đạo đức, tư tưởng sâu xa “khó nhằn” với người học hiện đại. Tuy nhiên, tại lớp học của cô Như Phượng PTCĐ Cần Thơ, các tiết học ấy được biến tấu theo một cách vô cùng hấp dẫn, nhẹ nhàng, dễ hiểu. Hãy cùng chúng mình đột nhập tiết học “Câu cá mùa thu” của các bạn lớp PC1602 để xem có gì đặc biệt nhé!

Cảm nhận Văn học Trung Đại qua những bức tranh

“Câu cá mùa thu” là một trong những tác phẩm nổi tiếng tạo nên tên tuổi của Nguyễn Khuyến. Trước một tác phẩm có chiều sâu về mặt nội dung, giàu tính tạo hình và phong phú biện pháp nghệ thuật như “Câu cá mùa thu”, nhiều giảng viên đã có các phương pháp tiếp cận khác nhau với văn bản này. Với cô Như Phượng, cô đã lồng ghép hoạt động hội họa vào trong tiết học văn kèm bình giảng để sinh viên cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm bằng tất cả các giác quan của mình. 

Khi được hỏi về lí do thực hiện phương pháp tiếp cận văn bản độc đáo này, cô Phượng chia sẻ: “Trong tiết học văn, nếu chỉ dạy theo cách phân tích, bình giảng thông thường dễ khiến sinh viên buồn ngủ, khó tập trung. Bởi vậy, tôi mới nảy ra ý định tạo ra một hoạt động nhóm nào đó có tính sáng tạo, giúp các em vận động nhiều giác quan từ đó tập trung tri giác để hiểu được tác phẩm. Và hoạt động vẽ tranh cảm thụ văn học sẽ giúp các em tích cực hào hứng trong việc hoạt động và kết nối với nhau hơn”.

Sinh viên PTCĐ Cần Thơ học "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến qua tranh vẽ

Phối hợp hoạt động hội họa vào giảng dạy văn học là một trong những phương pháp dạy văn mới mẻ nhưng hiệu quả và đem lại nhiều ý nghĩa. “Tôi thấy phương pháp này vừa giúp sinh viên yêu thích học Văn hơn, vừa giúp các em gắn kết với nhau và phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo. Ngoài ra tôi còn cho các em thuyết trình về tác phẩm của mình trước cả lớp để rèn luyện và củng cố năng lực ngôn ngữ, khả năng thuyết trình, trình bày trước tập thể” - Cô Phượng phân tích.

Sinh viên chăm chú với sản phẩm của nhóm mình

Thực tế, việc áp dụng phương pháp giảng dạy sáng tạo, mới mẻ, hấp dẫn đã thu lại nhiều kết quả khả quan, cô Phượng nhận xét: “Tôi nhận thấy tiết học hôm nay thành công và đạt hiệu quả hơn mong đợi. Tôi thấy được sự tích cực, hào hứng hợp tác của các thành viên lớp. Tiết học rất vui và sôi động, hoạt động không còn bị gò bó, khoảng cách giữa các sinh viên và giảng viên đã được xóa tan. Các bạn ấy đã tự tin bộc lộ hết các năng lực của mình.”

Ai cũng hăng hái hoạt động và đóng góp cho sản phẩm của nhóm

Giảng viên luôn miệt mài tìm kiếm phương pháp mới, hiệu quả cho sinh viên

Trong giảng dạy, cô Phượng là người luôn ý thức được việc cần cập nhập, áp dụng những phương thức giảng dạy mới, hấp dẫn để gia tăng chất lượng cho tiết học. Cô thường kết hợp giữa phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống với những hoạt động học tập sáng tạo như vẽ tranh, đóng kịch, diễn lại các tác phẩm văn học, làm báo cáo nhóm, hoặc chơi trò chơi liên quan đến kiến thức của bài học để giúp các e có những tiết học văn thoải mái, vui vẻ, không bị áp lực hay gò bó để có thể tiếp thu kiến thức được tốt hơn.

Sinh viên PTCĐ Cần Thơ rất thích tiết học hấp dẫn này

Bàn về việc đổi mới phương pháp dạy, cô Phượng chia sẻ: “Tôi nghĩ việc đổi mới và áp dụng các phương pháp dạy học sáng tạo trong học tập là cần thiết. Vì bên cạnh các tiết học truyền thống mình cũng nên có những đổi mới để khéo léo thu hút sự tập trung của các em vào tiết học của mình, nhất là môn Văn, môn mà học sinh thường nói vui là toàn gặp “tiến sĩ gây mê”

Sự linh hoạt, đổi mới trong giảng dạy của cô đã nhận được phản hồi tích cực của sinh viên. Trần Tiên nhận xét: “Em rất thích các tiết học có sự sáng tạo hoặc giải trí. Cô Phượng đã khiến tụi em bất ngờ và hoàn toàn yêu thích tiết học. Cô cho chúng em chơi trò chơi trên kahoot để ôn tập, làm việc nhóm bằng cách sáng tạo nên những bức tranh, giúp chúng em thoải mái trong việc học”.

Quả là một tiết học thấm đẫm tinh thần "Học mà vui - Vui mà học"

“Cô Phượng thường dạy phần nào thật sự quan trọng, cô sẽ nhấn mạnh nhiều lần và kêu tụi em phải ghi nhớ, còn phần nào ko quan trọng thì cô sẽ dạy để biết và ko gò bó phải học nhiều. Em thấy cô dạy rất nhẹ nhàng và dễ hiểu” - Tiên nói thêm

Sinh viên tự tin thuyết trình sản phẩm của nhóm

Kim Khôi chia sẻ: “Cô Phượng có những phương pháp dạy rất độc đáo. Sự thi đua và cách tổ chức bài giảng hấp dẫn giúp cho chúng em dễ ghi nhớ nội dung bài học. Theo đánh giá của em, những tiết học văn tưởng chừng như buồn chán đã được cô thổi hồn trở thành một tiết học thú vị, rất cuốn hút”. 

Hoàng Phúc và Xuân Tiến cũng đồng tình cho rằng, phương pháp giảng dạy trong tiết học Câu cá mùa thu rất hấp dẫn. “Cô giảng dễ hiểu, nhẹ nhàng, nhớ lâu, học Văn với tụi em không còn là điều khó khăn nữa”. Còn Nguyễn Tân thì góp ý: “Đôi lúc các bạn hào hứng quá nên còn gây ồn ào và mất tập trung một xíu, còn đâu mọi thứ đều ổn và em khá thích hoạt động học Văn mới mẻ và sáng tạo này”.

Để người học có thể yêu môn học, có lẽ cần nhiều “tâm huyết” của đội ngũ giảng viên. Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic mong cô Phượng có nhiều sức khỏe và nhiệt huyết để luôn đem tới những tri thức hấp dẫn tới các sinh viên của mình.

Cùng chuyên mục

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *