Bài viết này tổng hợp 9 đề thi văn vào lớp 10 mới nhất từ các tỉnh, giúp các em đang ôn thi có thể nắm được các dạng câu hỏi có trong đề, ôn tập đúng nội dung trọng tâm và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.
Nội dung bài viết
Tổng hợp 9 đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn
Đề thi vào lớp 10 môn văn Hà Nội
Sở GD & ĐT Hà Nội ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ Văn |
Phần 1 (6,5 điểm) Viếng lăng Bác là bài thơ ân tình, cảm động của Viễn Phương viết về Bác Hồ kính yêu,
1. Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. Khổ thơ thứ hai, tác giả viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong làng rất đỏ."
Chỉ ra một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau trong hai câu thơ trên. Việc xây dựng cặp hình ảnh sóng đôi đó có tác dụng gì?
3. Hòa trong dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ Viễn Phương xúc động bày tỏ:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, em hãy làm rõ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả thể hiện ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và câu chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập tình thái).
4. Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về Bác Hồ, ghi rõ tên tác giả.
Phần II (3,5 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
"Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2. Câu nói: “Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...” giúp em hiểu gì về vị danh tướng?
3. Từ cách ứng xử của danh tướng và thầy giáo trong văn bản trên, kết hợp với hiệu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách của mỗi con người.
Đề thi môn văn vào 10 Hồ Chí Minh
Sở GD & ĐT TPHCM ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ Văn |
Chủ đề: LẮNG NGHE
(Lắng nghe để thay đổi, lắng nghe để yêu thương, lắng nghe để hiểu biết)
Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tính đến 7 giờ ngày 11/7/2020, dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 12.614.187 người nhiễm bệnh, trong số đó 561.980 người tử vong
Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên 213 toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.
Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại.
Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ta nhận ra con người đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loại, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường. Lắng nghe chính mình trong những ngày cách li xã hội, chúng ta biết được những gì thật sự cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn, Lắng nghe mọi người xung quanh, chúng ta thấu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây ATM gạo", của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thử và lắng nghe nhiều hơn.
(Thông tin tổng hợp từ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ)
a. Dựa vào văn bản, hãy cho biết đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn vì xáo trộn nào trên toàn cầu? (0,5 điểm)
b. Chỉ ra một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản. (0,5 điểm)
c. Xác định nội dung văn bản. (1,0 điểm)
d. Trong cuộc sống, giữa ba việc: làng nghe" chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên, em quan tâm đến việc nhỏ nhất? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương”. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để trả lời câu hỏi trên.
Câu 3: (4,0 điểm)
Thông qua tác phẩm, tác giả cất lên tiếng nói của mình. Thông qua quá trình đọc, người đọc lắng nghe những thông điệp mà tác giả gửi gắm:
Thông điệp về những giá trị Sống tốt đẹp cần gìn giữ ở. mỗi người qua đoạn thơ:Ngửa mặt lên nhìn mặt. có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừngTrăng cứ tròn vành vạnh kể chỉ người vô tình ánh trăng im phăng phắc thì cho ta giật mình.(Ánh trăng, Nguyên Duy) | Thông điệp về những cảm xúc yêu thương dành cho gia đình qua đoạn thơ:Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa(Bếp lửa, Bằng Việt) | Thông điệp về khát vọng cống hiến cho xã hội qua đoạn thơ:Ta là con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.(Mùa xuân nho nhỏ,Thanh Hải) |
Học sinh được chọn 1 trong 2 để sau:
Đề 1
Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba thông điệp trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.
Đề 2
Từ những gợi ý trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài văn với nhan đề: “Lắng nghe tác phẩm - Hiểu về cuộc sống”.
Đề thi tuyển sinh môn ngữ văn vào lớp 10 Đà Nẵng
Câu 1. (2,0 điểm)
Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre,...
“Tre già măng mọc". Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt. Nhưng, nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam,...
(Trích Cây tre Việt Nam, Thép Mới, Ngữ văn 6, Tập hai)
a) Đọc đoạn trích trên, hãy xác định:
- Từ láy.
- Thành ngữ.
- Khởi ngữ.
b) Từ măng trong lứa măng non được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 2. (3,0 điểm)
"Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi."
(Trích Tiếng vọng, Nguyễn Quang Thiều, Tiếng Việt 5, Tập một)
Trong đoạn thơ trên, tác giả nói về sự việc gì? Em hãy viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc đó.
Câu 3. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn trích sau:
“ - Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
- Chào anh.
Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã:
- Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.
Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn chiếc đồng hồ nói một mình:
- Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?
Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một)
Đề thi văn vào lớp 10 tỉnh Cần Thơ
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc hai đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đoạn trích 1
Tôi là người nếu mua một chiếc áo mới thì sẽ mặc ngay. Tôi thích triết lí: "Đừng bao giờ để dành bất cứ điều gì cho một dịp đặc biệt nào đó. Bởi vì, mỗi ngày chủng ta đang sống đã là một dịp rất đặc biệt rồi!”
Tôi cũng không có suy nghĩ mình còn nhiều thời gian" hoặc “lần sau mình sẽ làm" vì tôi biết, có những cơ hội chi đến một lần, Biết ra sao ngày sau? Sống là không chờ đợi! [...]
Tôi hiểu, mỗi ngày đang đến không phải lúc nào cũng ngập tràn ánh nắng, sẽ có những ngày mây mù, âm u. Cho nên, nhiều khi phải tự tạo ánh sáng - niềm vui cho chính mình!
(Trích Tin vào chinh mình - Nguyễn Tuấn Quỳnh, NXB Văn hóa - Văn nghệ, 2018, tr.72)
Đoạn trích 2
Mọi vật đều có thời điểm của nó. Em đừng cố rút ngắn thời gian. Nếu trái chưa chín thì đừng nên hái. Nếu nhộng chưa chín thì đừng phá vỡ kén tằm. Nếu chưa gặp được một tâm hồn đồng điệu thì đừng trao gửi trái tim [...]
Đừng nôn nóng khi nhìn thấy những loài cây khác đã khoe lá, khoe hoa. Hãy cứ bình tâm. Hãy đợi thời điểm của minh, em nhé. Hãy tận dụng khoảng lặng này để bồi đắp cho chính mình và học cách khám phá điều sẽ xảy ra. Nếu em biết suy tư, khoảng thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.69)
Câu 1. Dựa vào đoạn trích 1, hãy cho biết vì sao tôi không có suy nghĩ "mình còn nhiều thời gian” hoặc "lần sau mình sẽ làm"?
Câu 2. Xét về mục đích nói, câu sau thuộc kiểu câu nào?
Hãy tận dụng khoảng lặng này để bồi đắp cho chính mình và học cách khám phá điều sẽ xảy ra.
Câu 3. Tôi đã nhận thức được điều gì về cuộc sống qua câu: Tôi hiểu, mỗi ngày đang đến không phải lúc nào cũng ngập tràn ánh nắng, sẽ có những ngày mây mù, âm u?
Câu 4. Sự khác biệt về nội dung được thể hiện trong hai đoạn trích trên là gì?
IL LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Trong phần Đọc hiểu, Nguyễn Tuấn Quỳnh cho rằng: Sống là không chờ đợi! Còn Phạm Lữ Ân lại khẳng định: Chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa. Từ hai quan điểm trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trinh bày suy nghĩ về một quan điểm có ý nghĩa nhất đối với em.
Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích doạn trích sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra linh. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán rớt mồ hội. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày (Trich Đồng Chi - Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một,NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.128-129)
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán rớt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
(Trich Đồng Chi - Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một,NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.128-129)
Đề thi văn vào 10 Tây Nguyên
Câu 1 (2.0 điểm) Đọc đoạn trích:
Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
(Trích Trò chuyện với bạn trẻ - Nguyên Hương, Ngữ văn 9, Tập thai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 1)
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
2. Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào? (0.5 điểm).
3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận? (2.0 điểm)
Câu 2 (3.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở câu 1 , anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống.
Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cả nhu cả chỉ cung cá đó,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cả nhục lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào,
(Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 140)
Đề văn thi vào lớp 10 tỉnh Đồng Nai
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
(1) Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tốt cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi :"Em à, anh thích bánh mì cháy mà".
(2) Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:"Mẹ Con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, những con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy [...] Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó".
(Theo quatangyeu.vn)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn (1),
Câu 2 (0.5 điểm). Theo người cha, điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác?
Câu 3 (1,0 điểm). Xét trong ngữ cảnh văn bản, câu nói của người cha: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà" đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Việc vi phạm ấy nhằm mục đích gì?
Câu 4 (1.0 điểm). Em có đồng ý với quan điểm "Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối việc và khó chịu" không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ văn bản Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày ý nghĩa của việc biết chấp nhận sai sót của người khác.
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe qua hai đoạn thơ sau:
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Và:
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, SGK Ngữ văn 9, Tập 1)
Đề thi văn lớp 10 tỉnh Hải Phòng
Phần I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019, trang 155)
Câu 1 (0,5 điểm). Nếu xuất xứ của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Câu 4 (1,0 điểm). Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ tinh thần của đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo kiểu tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về lối sống hòa hợp với thiên nhiên.
Câu 2 (5,0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật bé Thu trong đoạn trích sau:
"Ðến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a... ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
Trong lúc đó, ngoại nó cho tôi biết, đêm qua, bà đã tìm hiểu được vì sao nó không chịu nhận ba nó. Bà hỏi:
- Ba con, sao con không nhân?
- Không phải. - Đang nằm mà nó cũng giẫy lên.
- Sao con biết là không phải? Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì?
- Ba không giống cái hình ba chụp với má-
- Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi
- Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.
À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo, và bà cho nó biệế, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương - bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.
Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
- Ba đi rồi ba về với con.
- Không - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019, trang 198, 199)
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn Huế
I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc kĩ ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu biên dưới:
Âm nhạc là phương tiện chuyển tới cảm xúc tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn [...] Âm nhạc là chất xúc tác lãng mạn, thi vị làm khuấy động xúc cảm. Thử hình dung những thước phim lãng mạn sẽ buồn tẻ, vô hồn đến nhường nào nếu không có giai điệu của những bản tình ca. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc" từng nốt nhạc chặm vào da thịt tôi, vuốt ve xoa dịu nỗi cô đơn tưởng như đá hóa thạch trong tâm hồn". Âm nhạc là một người bạn thủy chung, biết chia sẻ. Khi buồn , nó là liều thuốc xoa dịu nỗi sầu, làm tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản..Khi vui, nó lại là chất xúc tác màu hồng tô vẽ cảm xúc, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống
(Dr Bernie S Siegel, Quà tặng cuộc sống, biên dịch Thu Quỳnh -Hạnh Nguyên, NXHTH TP HCM, tr. 11)
Câu 1: (0,5 diểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên
Câu 2: (0,5 điểm)
Đặt một nhan đề phù hợp cho ngữ liệu:
Câu 3: (1,0 điểm)
Chỉ rõ hai phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu.
Câu 4: (1,0 điểm)
Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng trong câu : Âm nhạc là một người bạn thủy chung, biết chia sẻ.
II. Phần tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trong giấy thi) bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với cuộc sống của mỗi người.
Câu 2: (5 điểm) Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chời giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Chính Hữu, Đồng chí, ngữ văn 9 tập 1. NXB Giáo dục Việt Nam. 2016, tr 129)
Không có kính không phải xe không có kính
Bơm giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi.
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thằng.
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, ngữ văn 9 tập 1. NXB Giáo dục Việt Nam. 2016, tr 129)
Đề thi văn vào lớp 10 tỉnh Bắc Giang
Đề thi văn vào lớp 10 Bắc Giang
Câu 1 (3,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Phong phanh ngực trần
dẻo dai vững bền
đan nhau che bão tố
nên cột nên kèo, nên ngàm nên đố
tre ăn đời ở kiếp với người nông dân
Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân
ngay thẳng cùng trời cuối đất
thương nhau mắt nhìn không chớp
ân tình xòe những bàn tay
(Theo Nguyễn Trọng Hoàn, Lũy tre, Tam ca, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 9-10)
a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
b. Chỉ ra các từ ngữ miêu tả đặc điểm của cây tre có trong đoạn thơ.
c, Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:
Trong trắng lòng, xanh cát, săn gân
ngay thẳng cùng trời cuối đất
thương nhau mắt nhìn không chớp
ân tình xòe những bàn tay.
d. Ba dòng thơ:
Phong phanh ngực trần
dẻo dai vững bền
đan nhau che bão tố
gợi cho em liên tưởng tới những phẩm chất tốt đẹp nào của con người Việt Nam?
Câu 2 (2,0 điểm).
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống con người.
Câu 3 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm cả n chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này.
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2011, tr. 58 - 59)
>>> Đọc thêm: Kiến thức ôn thi văn vào lớp 10 mới nhất