Để thoát khỏi áp lực điểm chuẩn đại học, cần chuẩn bị gì ở THCS?

20:41 10/10/2020

Điểm chuẩn năm 2020  tăng cao, có nhiều ngành lấy mức điểm 29,75 thậm chí là 30 điểm khiến cho nhiều học sinh lớp 12 điểm cao nhưng vẫn trượt nguyện vọng. Sĩ tử bất ngờ, phụ huynh các cấp cũng hoang mang lo lắng vài năm sau sẽ đến con mình.

“Phải đỗ đại học” – Áp lực đè nặng tâm lý học sinh

Hơn 200 trường đại học trên cả nước công bố điểm chuẩn Đại học năm 2020 với mức tăng từ 1-3 điểm, nhiều ngành tăng 5-8 điểm. Nếu nhiều năm trước, điểm chuẩn từ 27 trở lên chỉ rơi vào một số ít ngành như Y, Khoa học máy tính… thì năm nay hàng loạt trường lấy mức điểm chuẩn cao ngút, các ngành như Luật, Y dược, Kinh tế đối ngoại,, Hàn Quốc học...  cũng có trường công bố điểm chuẩn trên 29. Nhiều thí sinh 28 điểm vẫn chưa chắc đỗ trường đại học mong muốn.

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương cho thấy phải có 3 điểm 9 mới có thể đỗ Đại học.

Những ngày qua, trên các diễn đàn của học sinh, sinh viên, diễn đàn về trầm cảm... nhiều học sinh vừa nhận được kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn ĐH, CĐ, đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý , bày tỏ sự bế tắc, thậm chí có những em đã nghĩ quẩn.

Một học sinh đã kể về thời gian ôn thi của mình: “Từ  nhỏ em đã cố gắng học thật giỏi. Em đã dồn hết mọi tâm huyết, công sức cho kỳ thi này. Nhưng bây giờ em đã trượt đại học rồi, trượt khỏi ngôi trường em mơ ước bao lâu nay, em cảm thấy thất vọng về bản thân mình”.

Đáng buồn nhất có lẽ là trường hợp nữ sinh ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam treo cổ tự tử vì không đủ điểm vào Đại học như nguyện vọng. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ mất sớm nên nữ sinh này coi việc học đại học là con đường duy nhất để thay đổi tương lai của bản thân và gia đình.  Không đạt mục tiêu ấy với em là một bi kịch. Tuyệt vọng, không đủ khả năng đối mặt, em đã lựa chọn con đường tự tử.

Ngay từ THCS cần chuẩn bị thế nào?

Có thể thấy hiện nay, kết quả thi THPT Quốc gia vẫn đang bị nâng tầm quan trọng lên quá mức và trở thành yếu tố chính quyết định sự nghiệp cả cuộc đời. Áp lực phải đỗ đại học hoặc phải lựa chọn ngành nghề theo mong muốn của gia đình vẫn luôn đè nặng các sĩ tử. Nỗi lo của Phụ huynh xuất phát từ định kiến trước nay: có bằng Đại học sẽ dễ dàng có được công việc tốt. Nhưng thật ra, điều các em cần chính là được hướng nghiệp sớm, xác định khả năng bản thân và chọn con đường phù hợp.

Ngay sau lớp 9, đã có nhiều hướng đi để học sinh lựa chọn con đường phù hợp nhất. Nếu các em có năng lực học tập tốt, hoàn toàn có thể lựa chọn tiếp tục bậc học phổ thông. Nếu việc học đang dần trở nên áp lực, có cố gắng vẫn không cải thiện nhiều trong kết quả học tập hoặc đã biết bản thân mình yêu thích ngành nghề, lĩnh vực nào thì hoàn toàn có thể chọn hướng phân luồng.

Ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm đến định hướng phân luồng cho Học sinh sau THCS. (Ảnh: Hội thảo tại Phổ thông Cao đẳng FPT TP.HCM có sự đồng hành của chuyên gia tâm lý Tô Nhi A).

Hệ 9+ (học theo định hướng nghề sau lớp 9) là mô hình tốt, hiệu quả và đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Đối với học sinh, việc lựa chọn mô hình này là một trong những con đường ngắn và phù hợp với năng lực nhiều em để có một nghề nghiệp và thu nhập ổn định.

Nếu không chọn học THPT, ngay từ khi học xong lớp 9, học sinh có thể chọn học hệ Phổ thông cao đẳng và sẽ gia nhập thị trường lao động sớm hơn. Tại Phổ thông Cao đẳng FPT, các em chỉ mất chưa đến 4 năm để có cả 2 bằng trung cấp và bằng cao đẳng, vẫn có thể lấy được bằng đại học nếu có nguyện vọng.

Định hướng phân luồng mang lại nhiều lợi ích cho người học và xã hội như: giảm áp lực thi THPT quốc gia, cung ứng chủ động nguồn nhân lực, đáp ứng như cầu nguồn nhân lực cần thiết cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp, giúp người học định hướng và chọn hình thức học mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết vấn đề việc làm, tận dụng nguồn nhân lực trẻ có tay nghề cao, giải quyết được tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”…

Chia sẻ quan điểm về vấn đề phân luồng 9+ hiện nay, ông Dương Đình Cường – Giám đốc Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic TP.HCM cho biết: “Các doanh nghiệp hiện nay đang quan tâm tới tay nghề, trình độ thực tế và thái độ làm việc của người lao động, thay vì việc chỉ quan tâm tới bằng cấp như trước đây. Hệ 9+ nói chung và Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic nói riêng chính là một trong những con đường ngắn và phù hợp với năng lực nhiều em để có một nghề nghiệp và thu nhập ổn định, giúp các em giảm áp lực, tiết kiệm thời gian, xác định và tiếp xúc sớm với nghề”.

Trong tương lai, định hướng phân luồng này sẽ trở thành chương trình đào tạo phổ biến hơn và được lựa chọn nhiều hơn ở Việt Nam bởi các ưu điểm và lợi ích mang lại.

Chương Trình Phổ Thông Cao Đẳng FPT Polytechnic là sản phẩm mới của FPT Polytechnic nói riêng và FPT Education nói chung. Với sứ mệnh “Phát triển sinh viên theo định hướng Học nhanh - Làm sớm, cung cấp năng lực lao động trẻ toàn cầu.” Chương trình đào tạo Hệ 9+ giúp học sinh đã tốt nghiệp THCS “Học nhanh - Làm sớm”. Với chương trình đào tạo chất lượng, chú trọng vào thực hành, phát triển kỹ năng và kiến thức chuyên môn, sinh viên chỉ cần học 4 năm để lấy bằng Cao đẳng chính quy, sớm đi làm, phát triển sự nghiệp.

HÀ PHẠM

Cùng chuyên mục

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *