Học thiết kế đồ họa cần những gì – được xem như sự chuẩn bị chu đáo trước khi theo học chuyên ngành này. Đối với lĩnh vực nào cũng vậy, càng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì cơ hội thành công càng cao. Thiết kế đồ họa không phải là chuyên ngành khó, nhưng cần phương pháp học tập đúng đắn cũng như môi trường phát triển năng lực bản thân.
Để có thu được giá trị đích thực trong lĩnh vực này, người học cần xác định rõ ràng thiết kế đồ họa cần chuẩn bị những gì? Những yếu tố cốt lõi bao gồm: tìm hiểu thông tin chuyên ngành, xác định năng lực bản thân, lựa chọn môi trường học tập. Nếu bạn chưa có lời giải đáp chính xác học thiết kế đồ họa cần những gì, thì các gợi ý sau đây được cho là chính xác 98%.
Học thiết kế đồ họa cần những gì? Đầu tiên là tìm hiểu thông tin chuyên ngành
Thiết kế đồ họa là lĩnh vực số 1 trong việc ứng dụng nghệ thuật dựa trên sự tiến bộ, hiện đại của khoa học kỹ thuật. Do đó, những người làm việc trong lĩnh vực này phải am hiểu cả 2 nội dung: Nghệ thuật (cụ thể là hội họa) và Công nghệ thông tin (thực chất là việc sử dụng các phần mềm máy tính, hay ứng dụng khoa học kỹ thuật để xử lý tác phẩm nghệ thuật).
Sau khi học thiết kế đồ họa, sinh viên có thể làm việc tại các Công ty truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện, in ấn, xuất bản sách báo, trung tâm đào tạo thiết kế,… với nhiệm vụ chính là sáng tạo ý tưởng, xử lý hình ảnh, sắp xếp bố cục giao diện khiến cho nó trở nên sinh động, có giá trị thẩm mỹ, và phù hợp với mục đích sử dụng.
Chuyên ngành Thiết kế đồ họa vẫn còn hạn chế về đơn vị đào tạo, số lượng người học, chương trình đào tạo tiên tiến, bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới,… Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị đào tạo hiện nay chưa có chương trình nào thực sự hiện đại, tạo cơ hội phát triển năng lực cho người học thiết kế đồ họa.
Để học tốt chuyên ngành này, sinh viên cần tìm hiểu thông tin về nó như: nội dung học tập, chi phí tổng thể, môi trường giảng dạy, cơ hội việc làm, sự phù hợp với bản thân,… Có như vậy việc học mới trở nên thực sự ý nghĩa, không làm lãng phí thời gian, công sức cũng như tiền bạc của người học.
Có liên quan: Các trường có ngành thiết kế đồ họa. Ngành thiết kế đồ họa học trường nào
Xác định năng lực bản thân
Học thiết kế đồ họa cần những gì – điều đầu tiên phải nghĩ đến là năng lực bản thân. Không chỉ riêng với thiết kế đồ họa, mà ngành nghề nào cũng cần xác định rõ sự phù hợp giữa tính chất công việc với năng lực bản thân.
Mặc dù thiết kế đồ họa là lĩnh vực ứng dụng nghệ thuật hội họa, nhưng người học lại sử dụng phần mềm máy tính để tạo ra tác phẩm cuối cùng. Chính vì vậy, chuyên viên thiết kế đồ họa không nhất thiết phải là người vẽ đẹp (hay là một họa sĩ chuyên nghiệp); mà họ chỉ cần có tư duy sáng tạo, hiểu rõ nguyên tắc của mỹ thuật, sử dụng phần mềm hỗ trợ, đam mê cái đẹp,… là có thể thành công trong lĩnh vực này.
Công việc thiết kế đồ họa cần nhất là sự sáng tạo, bắt kịp xu hướng nghệ thuật thế giới, biết vận hành đa dạng công cụ hỗ trợ (cụ thể là các phần mềm máy tính, khoa học kỹ thuật hiện đại), kết hợp với kiến thức hội họa cơ bản,… Học thiết kế đồ họa không khó, càng không vượt quá năng lực thực sự của mỗi người.
Do đó, nếu ai có nguyện vọng theo đuổi thiết kế đồ họa, thì cứ mạnh dạn bước tiếp. Ngành nghề này mang đến cho người học rất nhiều cơ hội việc làm, có thu nhập cao, thăng tiến dễ dàng, học học kiến thức mới, hội nhập Quốc tế thuận lợi,… Nhân lực thiết kế đồ họa ở Việt Nam đang trong tình trạng “thiếu hụt”, nên những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng.
Lựa chọn môi trường học tập
Thiết kế đồ họa cần những gì – chắc chắn là môi trường học tập chuyên nghiệp, hiện đại; chú trọng đào tạo kỹ năng thực tiễn, gia tăng cơ hội trải nghiệm, kết hợp với cam kết đầu ra sau khi tốt nghiệp.
Đối với chuyên ngành thiết kế đồ họa, khả năng ứng dụng thực tiễn được cho đặc biệt quan trọng, giúp người học “rèn nghề” hiệu quả trước khi làm việc chính thức. Nếu như chương trình đào tạo của các ngành khác chỉ có 30% thực hành, 70% lý thuyết; thì thiết kế đồ họa hoàn toàn ngược lại. Yếu tố thực hành thực tập chiếm 70% thời gian thực tập.
Sinh viên sẽ được thực hành thiết kế trên các ứng dụng phần mềm, tham gia tổ chức sự kiện, hoạt động truyền thông - quảng cáo cho các doanh nghiệp với danh nghĩa là chuyên viên thiết kế. Sau khi tốt nghiệp chính thức, sinh viên có nhiều lựa chọn công việc như:
- Làm chuyên viên thiết, hoặc tư vấn thiết kế 2D, 3D tại các Công ty truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện; in ấn xuất bản (sách báo, tạp chí); studio nghệ thuật (chụp ảnh, làm phim,…), tham gia sản xuất phim hoạt hình, truyện tranh trẻ em.
- Tự tạo dựng sự nghiệp riêng bằng cách thành lập công ty thiết kế (tư vấn thiết kế), cung cấp dịch vụ studio (chỉnh sửa hình ảnh, sản xuất video, sáng tạo truyện tranh,…), giảng dạy chuyên môn thiết kế đồ họa,…
- Phụ trách nội dung mỹ thuật tại các trường học, câu lạc bộ, đơn vị có bộ phận sáng tạo (ứng dụng nghệ thuật hội họa).
- Công việc làm thêm thiết kế website, logo, bộ nhận diện thương hiệu cho các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu.
Thiết kế đồ họa cần nhất môi trường học tập chuyên nghiệp, chương trình đào tạo bài bản, tiên tiến, nắm bắt xu hướng mới nhất của thế giới. Công nghệ thông tin luôn vận động, phát triển không ngừng nghỉ. Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cũng phải tiến lên theo hướng hiện đại và hoàn thiện hơn nữa.
Bạn cần trả lời “Học thiết kế đồ họa cần những gì”, trước khi xác định theo đuổi ngành nghề này. Người học nên tìm hiểu thông tin chuyên ngành, hiểu rõ năng lực bản thân, lựa chọn môi trường học tập phù hợp. Có như vậy, đam mê nghề nghiệp mới thực sự tỏa sáng. Môi trường học tập chuyên nghiệp, năng động trẻ trung sẽ là nền tảng cho sự thành công của chuyên viên thiết kế đồ họa.
Xem thêm:
Học thiết kế đồ họa ở trường nào Hà Nội?
Thiết kế đồ họa học khối nào? Các khối thi của thiết kế đồ họa