Mặt trái của ngành Quản trị khách sạn chắc hẳn sẽ khiến nhiều người tò mò. Trong rất nhiều trường hợp, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này không thu nhận được kết quả mong muốn như: mức lương thấp, cơ hội thăng tiến bằng không, môi trường làm việc gò bó, không tạo điều kiện phát triển cá nhân,…
Mọi vấn đề luôn có nguyên căn của nó. Mặt trái của ngành quản trị khách sạn cũng vậy. Lý do gì khiến công việc này không làm thỏa mãn người có chuyên môn. Nó không hoàn toàn nằm ở bằng cấp, trình độ chuyên ngành, mà trọng yếu xuất phát từ kỹ năng làm việc yếu kém, chưa thực sự thích nghi tốt với môi trường làm việc thường xuyên biến đổi. Những góc khuất của ngành quản trị khách sạn thường tập trung ở các vấn đề: công việc không tương xứng, thu nhập thấp, cơ hội thăng tiến bằng không.
Có liên quan: Top các trường có ngành quản trị khách sạn hiện nay
Công việc không tương xứng – một trong những mặt trái của ngành quản trị khách sạn
Hiểu một cách đơn thuần nhất, học quản trị khách sạn là để trở thành “người quản lý” hệ thống vận hành của nhà hàng khách sạn; hoặc trực tiếp giám sát, kiểm tra các bộ phận hoạt động bên trong khách sạn (resort, khu nghỉ dưỡng, doanh nghiệp kinh doanh du lịch,…).
Tuy nhiên, không ít sinh viên tốt nghiệp Quản trị khách sạn không tìm được công việc ưng ý. Họ phải đi làm những công việc hết sức bình thường như: dọn dẹp phòng nghỉ, đón tiếp khách hàng, sắp xếp hành lý, bồi bàn ở bộ phận ẩm thực, gọi điện thoại chăm sóc khách hàng,…
Việc này không cần đến sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học thực hiện; lao động phổ thông hoàn toàn có thể làm tốt những công việc này. Tại sao người có chuyên môn quản trị khách sạn lại không tìm được vị trí mong muốn. Nguyên nhân chính nằm ở kỹ năng mềm của người học.
Dẫu biết rằng, bằng cấp hợp pháp là điều kiện tiên quyết để xin việc tại các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành; nhưng không phải vì thế mà người học quên đi các kỹ năng mềm cần có để hoàn thành tốt công việc quản trị khách sạn.
Muốn trở thành người Quản lý chuyên nghiệp, hoặc đơn giản hơn là làm đúng công việc chuyên môn trong chuỗi vận hành du lịch khách sạn, thì người học cần trang bị cho mình các kỹ năng mềm nhất định như: ngoại ngữ, tin học, làm việc nhóm, giao tiếp – thuyết trình, giải quyết tình huống, cân bằng cảm xúc, quản trị rủi ro, thích ứng với sự thay đổi,…
Kiến thức chuyên môn nếu được bổ sung thêm các kỹ năng trên, chắc chắn sẽ làm phương tiện hữu hiệu để người học Quản trị khách sạn tìm được công việc ưng ý. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, mọi thứ dường như không bao giờ là cố định. Thay vào đó là sự chuyển mình liên tục theo xu hướng tiến bộ hơn trước.
Người làm việc không thể mãi mãi dựa vào tấm bằng chuyên môn, mà cần bổ sung thêm các kỹ năng mềm để tự nâng cao bản thân. Có như vậy, cơ hội nghề nghiệp mới thực sự mở rộng với người học Quản trị khách sạn.
Đọc thêm: Học Quản trị khách sạn ra làm gì? Ngành Quản trị khách sạn có dễ xin việc không?
Thu nhập thấp hoặc không ổn định
Mặt trái của ngành Quản trị khách sạn không thể bỏ qua yếu tố thu nhập. Nhiều sinh viên tốt nghiệp không thể xin việc tại các nhà hàng khách sạn cao cấp. Thay vì đó là chấp nhận lao động phổ thông, hoặc tìm kiếm một chỗ làm tạm bợ.
Người có chuyên môn quản trị khách sạn có thể thực hiện hầu hết công việc liên quan đến du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn bao gồm: nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị trường, tiếp thị Marketing, kinh doanh dịch vụ, quản lý nhân sự, giảng dạy chuyên môn,… Nếu làm đúng những công việc trên, kết hợp với “tấm bằng” danh giá sinh viên nhận được, thì ít nhất thu nhập cũng từ 8 triệu đồng trở lên. Trong trường hợp, người học làm việc tại các khách sạn nước ngoài; hoặc tổ chức uy tín chuyên nghiên cứu, kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, thì thu nhập có thể lên đến vài chục triệu đồng/tháng.
Để có được thu nhập xứng đáng, người học quản trị kinh doanh cần tìm được công việc đúng với chuyên môn của mình. Tiếp đến là ứng tuyển vào các nhà hàng khách sạn cao cấp, hoặc một đơn vị uy tín kinh doanh du lịch lữ hành. Thông thường, những đơn vị như vậy sẽ trả lương cho người lao động rất cao, chế độ đãi ngộ tốt, cơ hội thăng tiến mở rộng,… Đi liền với quyền lợi, thì người lao động cũng cần đáp ứng tốt yêu cầu công việc của họ.
100% khách sạn Quốc tế chỉ tuyển dụng người có trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ. Khi trở thành nhân viên chính thức, người lao động bắt buộc phải thích ứng tốt với môi trường làm việc, sẵn sàng đối diện với sự thay đổi không ngừng nghỉ. Nếu không tự rèn luyện kỹ năng làm việc, cũng như phát triển bản thân theo hướng hoàn thiện hơn; thì nhân viên khách sạn sẽ nhanh chóng bị lạc hậu, hoặc tự “đào thải” mình sao một thời gian làm việc.
Không có cơ hội thăng tiến
Không có cơ hội thăng tiến chắc hẳn là mặt trái của ngành Quản trị khách sạn khiến nhiều người e ngại. Ai đi làm cũng mong muốn được khẳng định bản thân, phát triển vị thế của mình lên những tầm cao mới. Nếu mãi mãi làm nhân viên cũng khiến cho người ta cảm thấy chán nản. Cơ hội thăng tiến không chỉ nằm ở phía người lao động, mà còn ở doanh người – nơi người lao động cống hiến tài năng và công sức.
Lĩnh vực du lịch khách sạn được xem là có cơ hội thăng tiến nhất hiện nay – nếu người lao động thực sự cố gắng và luôn muốn hoàn thiện bản thân. Chỉ sau 2-3 năm làm việc thực tế, người học quản trị khách sạn có thể trở thành quản lý bộ phận hoặc điều hành hệ thống nhà hàng khách sạn. Dĩ nhiên, để làm được điều này người lao động cần có trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, cùng khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc biến động.
Để không vướng phải những mặt trái của ngành quản trị khách sạn, người lao động cần chuẩn bị cho mình những yếu tố sau đây: Một là bằng cấp chuyên môn – được đào tạo bởi các Tổ chức giáo dục uy tín; Hai là kỹ năng làm việc tổng hợp (bao gồm các kỹ năng mềm cần thiết); Ba là sự trải nghiệm thực tế (để rút đúc kinh nghiệm cho bản thân).
Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic sẽ cung cấp cho bạn cả 3 yếu tố trên. Đây là đơn vị chuyên đào tạo Quản trị khách sạn, cam kết chuẩn đầu ra cho tất cả sinh viên. 100% sinh viên tốt nghiệp Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic làm việc tại các nhà hàng khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, thụ hưởng mức thu nhập xứng đáng, có cơ hội thăng tiến lên những vị trí quan trọng.
Không chỉ chú trọng lý thuyết chuyên ngành Quản trị khách sạn, PTCĐ Cao đẳng - FPT Polytechnic còn tập trung rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên bao gồm: ngoại ngữ, tin học, làm việc nhóm, cân bằng cảm xúc, quản trị rủi ro, giải quyết tình huống, giao tiếp – thuyết trình, thích ứng với sự thay đổi,…
Trong suốt thời gian theo học, sinh viên được làm việc thực tế tại các nhà hàng khách sạn cao cấp. Qua đó tự ý thức trau dồi kiến thức bản thân, nâng cao kỹ năng làm việc, đồng thời làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp và đầy tính bất ngờ. Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic đào tạo ngành Quản trị khách sạn theo hướng phát triển mới nhất của xã hội, hướng người học đến năng lực làm việc thực tiễn, hoàn thiện bản thân để đáp ứng nhu cầu xã hội.