SV PTCĐ Hà Nội say mê thí nghiệm kiêm “start - up” với bộ môn Hóa học

9:21 24/06/2021

Sinh viên các trường cứ rủ rỉ truyền tai về nỗi sợ môn Hóa học, rằng hóa học khô khan toàn công thức, khóa học buồn chán thiếu thực tế, đặc biệt là vô cùng sợ kiểm tra. Nhưng với sinh viên PTCĐ thì không hề, vì các bạn ấy được kiểm tra kiến thức hóa theo một cách siêu đặc biệt và hấp dẫn. Hôm nay hãy cùng phóng viên chúng mình tìm hiểu các hoạt động Hóa học của PTCĐ Hà Nội để khám phá những điều thú vị nhé!

Thời gian gần đây, trên các nhóm lớp của PTCĐ Hà Nội, sinh viên bắt đầu chia sẻ nhiều những hình ảnh bắt mắt về các sản phẩm như dưa muối, siro, nước hoa hồng, đậu phụ… được biết đây là hoạt động kiểm tra kiến thức môn Hóa mà thầy cô đã giao cho các bạn sinh viên thực hành và nghiệm thu dưới dạng online. Sau hoạt động thú vị này, các bạn sinh viên còn triển khai luôn dự án start - up nhỏ để bán chính là thành phẩm đã thu được từ những thí nghiệm hóa học đó.

Các bạn sinh viên cho biết gia đình và bạn bè đều rất bất ngờ về độ độc đáo và hấp dẫn của các hoạt động hóa học trên. Thực tế, trong nội dung môn hóa học, có nhiều hợp chất hợp hữu cơ tồn tại trong tự nhiên, có tính thiết thực và gần gũi với đời sống. Vì vậy, ứng dụng đặc tính hóa học của chúng để làm thí nghiệm sẽ cho sinh viên cái nhìn chân thực và hấp dẫn về các hợp chất tưởng chừng khô khan khi nghe qua sách vở.

Sinh viên say sưa làm thí nghiệm và ghi hình

Hiểu và nắm rõ các đặc điểm các chất hóa học, đồng thời muốn lồng ghép những hoạt động sáng tạo vào giảng dạy nhằm thúc đẩy tinh thần và kỹ năng học tập của sinh viên, tổ Hóa học đã triển khai kiến thức cần đạt dưới dạng dự án dạy học theo định hướng STEM. Những bài kiểm tra 45 phút đã trở nên vô cùng hấp dẫn và sinh động khi sinh viên được học và hiểu cách làm dưa muối, nước hoa hồng, siro hoa quả... 

Thí nghiệm làm nước hoa quả lên men
Thí nghiệm làm giá đỗ
Thí nghiệm chưng cất dầu dừa

Theo thầy Duy Việt - Thành viên tổ Hóa chia sẻ: “Nhờ vào việc nắm rõ các đặc trưng của hợp chất, Các thầy cô Tổ Hóa học chúng tôi đã khéo léo dựng nội dung thí nghiệm tương ứng để sinh viên hiểu rõ về cách hoạt động của hợp chất. Ví dụ đặc trưng của este là có mùi hương, vì vậy sinh viên sẽ được học điều chế nước hoa hồng để hiểu hơn về tính chất của Este. Hay Cacbohidrat có đặc trưng lên men, vì vậy thầy cô sẽ hướng dẫn sinh viên làm thí nghiệm lên men nước hoa quả để thấy được phản ứng hóa học tự nhiên của chất này. Trước kia khi sinh viên thực hành hóa học là đã tốt lắm rồi nhưng xu thế giáo dục đang chuộng gắn với thực tiễn và ứng dụng vì vậy thí nghiệm mà chúng tôi đưa ra cho sinh viên thực hiện cũng phải gắn với thực tiễn để các em thấy Hóa học gần gũi như thế nào”.

Trao đổi về lý do quyết định triển khai dự án học tập dưới dạng mô hình thí nghiệm trên, cô Thúy Quỳnh phân tích: “Các hoạt động thí nghiệm đều được các thầy cô nghiên cứu kĩ về kiến thức, bài học thu được và khả năng thực hiện của sinh viên. Đồng thời thông qua các dự án này, sinh viên sẽ được rèn luyện việc thực hành, trải nghiệm. Áp dụng kiến thức được học vào việc thực hành cũng giúp sinh thêm hứng thú với môn học và khắc sâu kiến thức hơn".

“Bên cạnh đó, qua các dự án, sinh viên cũng được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Ví dụ khi muối dưa hỏng, các bạn ấy sẽ phải đi tìm hiểu nguyên nhân tại sao và tìm ra giải pháp khắc phục để tạo nên một sản phẩm thành công. Tuy nhiên, theo cá nhân tôi, tôi thấy điều các bạn được rèn luyện nhiều nhất là năng lực hợp tác. Trong tất cả các giai đoạn của dự án thì các thành viên đều phải đưa ra ý kiến, cùng nhau hoàn thành sản phẩm và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong nhóm” - Cô Thúy Quỳnh nói thêm.

Khi được hỏi về vai trò của việc áp dụng các hoạt động sáng tạo vào giảng dạy, các thầy cô tổ Hóa đều đánh giá cao ý nghĩa và hiệu quả mà phương pháp này đem lại. Thầy Duy Việt nhấn mạnh: “Sáng tạo rất cần thiết trong học tập, có như vậy mới kích thích và tạo hứng thú thực sự cho sinh viên. Với tất cả các nội dung triển khai, tổ hóa học luôn hướng tới việc xây dựng các hoạt động tạo sự thoải mái dễ chịu tối đa với người học, áp dụng một cách nhuần nhuyễn với kiến thức thực tế. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn các bạn ấy học thêm được các kiến thức liên ngành khác, ví dụ thông qua việc giao yêu cầu làm thí nghiệm và tạo ra thành phẩm, các bạn còn học và vận dụng thêm kiến thức về kinh doanh, marketing thông qua hoạt động tạo logo, video quảng cáo, ảnh sản phẩm”.

Logo của nhóm EC1603
Chuỗi sản phẩm marketing mặt hàng Dưa muối siêu chua của Thanh Trúc, Thanh Thảo, Đức Anh, Quốc Anh, Bảo Long, Minh Nguyệt
Nhãn mác bao bì thiết kế rất bài bản
Tờ rơi, áp phích vô cùng sáng tạo
Sản phẩm của GD 1607 - Nhóm 1 bao gồm sinh viên Tú Anh, Tuyết Băng, Hoàng Duy, Bảo Hà, Thanh Phương

Quả thực, phương pháp dạy học mới theo hình thức triển khai dưới  dạng dự án dạy học theo định hướng STEM của Tổ hóa đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của sinh viên. Sinh viên không chỉ được học thêm kiến thức về môn Hóa mà còn cơ hội để thực hành những kiến thức chuyên ngành mà mình đã được học và tìm hiểu, mày mò thêm những lĩnh vực mới. 

Cảm ơn các thầy cô tổ Hóa PTCĐ Hà Nội đã chia sẻ những thông tin hữu ích trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Chúc thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, sáng tạo và sự nhiệt huyết để triển khai nhiều phương pháp giảng dạy thú vị và có hiệu quả hơn nữa trong tương lai.

Cùng chuyên mục

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *